Cây cúc tần Ấn Độ là một dạng cây leo, rất dễ chăm và trồng. Vì thế nên nó thường được dùng để phủ xanh những bức tường trống. Nhờ vậy mà mang tới cho mọi người một bầu không khí trong lành và xanh mát. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về loài cây này. Thì nhất định không thể bỏ qua những thông tin chia sẻ sau đây của Cây Cảnh Đẹp 24h.
Cây cúc tần Ấn Độ là gì?
Contents
- 1 Cây cúc tần Ấn Độ là gì?
- 2 Đặc điểm cây cúc tần Ấn Độ
- 3 Ý nghĩa phong thủy cây cúc tần Ấn Độ
- 4 Tác dụng của cúc tần Ấn Độ
- 5 Những vị trí thích hợp trồng cúc tần Ấn Độ
- 6 Cây cúc tần Ấn Độ hợp với tuổi nào, mệnh nào
- 7 Cách chọn mua cây cúc tần Ấn Độ
- 8 Kỹ thuật trồng cây cúc tần Ấn Độ
- 9 Cách nhân giống cúc tần Ấn Độ
- 10 Cách chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ
- 11 Một số hình ảnh về cây cúc tần Ấn Độ
- 12 Giá cây cúc tần Ấn Độ
- 13 Giải đáp một số thắc mắc về cây cúc tần Ấn Độ
- 14 Mua cây cúc tần Ấn Độ ở đâu?
Cây cúc tần Ấn Độ, có khá nhiều tên gọi như dây cúc tần, dây dọi, cúc lức. Tên khoa học của cây là Vernonia Elliptica DC.
Cúc tần Ấn Độ là một trong các loài cây bản địa Ấn Độ, Myanmar và cả Thái Lan. Cây được nhân giống cũng như có mặt trên khắp thế giới. Loài này rất dễ chăm sóc và luôn luôn xanh mát. Đặc điểm rủ xuống làm cho cây thích hợp nhằm tạo mảng xanh cho nhà ở, văn phòng…
cây tạo những mảng xanh cho nhà ở, văn phòng
Đặc điểm cây cúc tần Ấn Độ
Một vài đặc điểm dưới đây, sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về loài cây này.
Thuộc loại dây leo thân gỗ là đặc điểm đầu tiên của cây. Trong điều kiện phát triển lý tưởng chiều cao của cây có thể đạt đến khoảng 30m. Thân cây màu xanh nhạt. Khi già sẽ hóa gỗ và chuyển sang màu nâu. Vì tốc độ sinh trưởng rất nhanh nên cây sẽ có xu hướng đâm thêm khá nhiều nhánh nhằm đón được nhiều nắng hơn. Cúc tần Ấn Độ không có rễ thê nên sẽ không bám vào sát tường. Nhờ vậy, cây hạn chế nguy cơ làm hỏng tường nhà.
Độ dài của lá từ 3-10cm. Hình dạng quả trứng và nhọn dần về đầu. Lá có màu xanh nhạt khi còn non và chuyển sang đậm hơn khi già đi. Khác với những loài khác, lá của cây không mọc đối xứng mà xen kẽ nhau với độ khá dày. Nếu được chăm sóc đầy đủ và đúng cách cây sẽ xanh tốt quanh năm.
Cúc tần Ấn Độ có hoa kết thành chùm. Từng chùm sẽ sở hữu 5 cánh hoa nhỏ nhắn có hồng nhạt hoặc trắng. Cây không cố định mùa ra hoa. Nhưng, mỗi lần nở hoa bạn sẽ được chiêm ngưỡng tuyệt sắc. Quả của cây này có màu nâu và dạng hình trụ 5 góc.
Ý nghĩa phong thủy cây cúc tần Ấn Độ
Cúc tần Ấn Độ được biết đến là loài cây tươi tốt phát triển quanh năm. Đó là lý do vì sao nó đại diện cho sự trường tồn, mạnh mẽ và dẻo dai. Cây còn tượng trưng cho sự gắn bó, đoàn kết với hình ảnh các chiếc lá gắn kết với nhau. Tạo nên một mảng tưởng xanh tốt, sức mạnh mà không ai có thể hủy hoại.
Không chỉ mang đến vẻ tươi đẹp, trong phong thủy cây còn mang đến sự may mắn, thu hút tài lộc. Là nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống.
Tác dụng của cúc tần Ấn Độ
Cây cúc tần Ấn Độ mang lại không gian xanh
Cúc tần Ấn Độ hay được trồng tại quán ăn, quán cà phê, khu du lịch… Lá cây không rụng vào mùa đông. Nhờ đó giúp giảm thiểu công sức quét dọn. Thân cây xanh tươi quanh năm và rất dẻo dai. Cành thường rủ xuống từ trên cao tạo nên một lớp rèm tự nhiên. Chúng luôn mang đến cảm giác mát mẻ và vô cùng dễ chịu. Không gian xung quanh cũng bừng lên nét trẻ trung, tươi mát nhờ vào màu xanh của cây.
Hàng rào hoặc ban công là những địa điểm vô cùng thích hợp để trồng cúc tần Ấn Độ. Khi lớp cúc tần xanh tươi đã được phủ lên. Các khu vực này sẽ tạo thành điểm nhấn mới cho không gian. Mang lại cảm giác dễ chịu mỗi khi nhìn vào. Mặt khác, chúng cũng là một lớp rèm tự nhiên có thể tạo ra không gian riêng tư. Tránh khỏi sự dòm ngó của hàng xóm lẫn người đi đường.
Khi hè đến, cây tạo ra bóng mát, ngăn chặn ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Giữ cho không gian luôn mát mẻ. Khi đông về, những đợt gió lạnh sẽ bị bức tường này cản lại làm cho không khí bên trong luôn luôn ấm áp.
Cúc tần Ấn Độ giúp thanh lọc bầu không khí
- Ở các thành phố lớn, khói bụi luôn là một trong những vấn đề nan giải. Chính lượng bụi mịn này cùng với quá trình đô thị hóa ngày càng tăng đã gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe con người. Vì vậy, nhu cầu trồng các loại cây có khả năng thanh lọc không khí đang tăng rất nhanh.
cây cúc tần ấn độ trồng ở các thành phố lớn giúp thanh lọc không khí
- Cây với tán lá mọc rất dày giúp ngăn chặn bụi bẩn và thanh lọc không khí rất tốt. Ngoài ra, chúng còn có thể cân bằng độ ẩm, bổ sung thêm oxy cho không gian xung quanh. Ở gần hàng cây xanh mát này thì tinh thần được thư giãn và tâm trí minh mẫn hơn.
Những vị trí thích hợp trồng cúc tần Ấn Độ
Trồng trong nhà: Bạn có thể trồng cây ở ban công, tường nhà theo hướng Tây. Chính việc này sẽ giúp giảm bớt được ánh nắng mặt trời rọi vào nhà. Từ đó, giúp không gian bên trong trở nên mát mẻ. Thêm nữa, do cây không bám vào tường nên sẽ không ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà. Cây cũng dễ cắt tỉa nên không gian nhà bạn sẽ trở nên mát mẻ hơn.
Trồng ở quán cà phê: Bầu không khí sẽ trở nên dịu nhẹ hơn với thân cây được rủ xuống. Điều này còn giúp khách hàng cảm thấy gần gũi với thiên nhiên hơn.
Cây cúc tần Ấn Độ hợp với tuổi nào, mệnh nào
- Cúc tần Ấn Độ hợp mệnh nào
Theo phong thủy, loài cây này có màu xanh là biểu tượng của mệnh Mộc. Ngoài việc phù hợp với mệnh này thì cây cũng ảnh hưởng đến nhiều mệnh khác.
Mệnh Mộc: Cây sẽ phát huy hết công dụng nếu người mệnh Mộc trồng trong nhà. Giúp bạn có cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc.
Mệnh Hỏa: Theo tương sinh trong phong thủy, Mộc sinh Hỏa. Thế nên, các cây thuộc mệnh Mộc sẽ hợp với người mệnh hỏa. Cây sẽ giúp gia chủ thu hút tài lộc, mang vượng khí vào nhà cũng như gia tăng thêm năng lượng tích cực.
Mệnh Thủy: Mộc và Thủy được xem là 2 mệnh tương sinh. Người mang mệnh Thủy khi trồng cây sẽ mang tới vượng khí, tiền tài cho gia chủ.
Mệnh Thổ: Đây là mệnh không nên trồng cây cúc tần Ấn Độ.
Mệnh Kim: Theo phong thủy, Mộc và Kim tương khắc với nhau. Vì thế nên người mệnh Kim đặc biệt không hợp với cây.
- Cây hợp tuổi nào
Cây đặc biệt thích hợp với người tuổi Tý. Với bản tính trầm lắng, có chút khó gần. Nhưng những người này là có đức tính kiên cường, nhạy bén. Trồng cây sẽ giúp người tuổi Tý làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió.
Cách chọn mua cây cúc tần Ấn Độ
Cây hiện nay chỉ có giống được chiết bằng cành, do vậy khi chọn mua bạn nên chọn những cành cây to, khỏe và không có dấu hiệu bị gãy, dập nát.
Kỹ thuật trồng cây cúc tần Ấn Độ
Cây cúc tần Ấn Độ cực kỳ dễ sống, chịu được nắng và thích môi trường bán râm.
Ánh sáng
Cây thích ánh sáng bán phần, nhưng cũng chịu được nắng gắt. Nên đặt cây ở nơi có ánh sáng ít nhất 4h/ngày để màu lá của cây luôn được đẹp.
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là từ 18 – 28 độ C. Cây vẫn sống được khi nhiệt độ trên 40 độ. Ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ dưới 5 độ C.
Nước tưới
Thuộc dòng cây thân thảo nên cây rất ưa nước, khi thiếu nước thân, cành và lá héo mềm. Tưới cây thì khoảng vài tiếng sau sẽ tươi ngay.
Cây chịu được nắng là cây khi nắng to mà cây không chết. Chứ không phải là chịu được nắng là cây không cần tưới nước. Nên nếu cây để nơi hoàn toàn nắng vào mùa hè thì nên tưới cây ít nhất 1 lần. Hoặc dùng những chậu có khả năng trữ nước. Cây cũng có khả năng chịu úng tốt, nhưng không để nước đọng quá lâu dễ gây thối thân.
Đất
Cây sống và sinh trưởng tốt ở mọi loại đất. Tuy nhiên loại đất tốt nhất là nhiều mùn, giữ ẩm tốt, thoáng. Có thể trộn đất thịt với trấu hun, phân trùn quế, phân bò… Để tạo được loại đất ưa thích cho cây.
Bón Phân
Cây không cần đòi hỏi cao về chất dinh dưỡng. Tuy nhiên vào thời điểm sinh trưởng ta vẫn nên bón thêm phân hữu cơ, phân có tỷ lệ đạm cao. Thường 1 năm chúng ta nên bón 2 lần cho cây.
Cách nhân giống cúc tần Ấn Độ
Cây có thể nhân giống hoặc bằng cách giâm cành. Các phổ biến nhất là giâm cành với 3 bước cơ bản.
Bước 1: Chọn những cành già có màu nâu. Cắt thành từng khúc dài 20 – 25cm.
Bước 2: Nhúng 1 đầu vào thuốc kích rễ, rồi để ráo nước.
Bước 3: Giâm xuống đất và để nơi thoáng mát có nắng nhẹ.
Cách chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ
Cây cúc tần Ấn Độ có thể trồng trên nhiều loại đất, chúng đều phát triển nhanh chóng. Nhu cầu nước của Cây là rất nhiều. Do vậy bạn phải tưới nước cho cây đều đặn hàng ngày vào mỗi buổi sáng sớm.
Khoảng 2 – 3 tháng bạn nên bón phân một lần. Như vậy sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh, lá xanh mướt và cây sẽ ra nhiều cành nhánh.
Một số hình ảnh về cây cúc tần Ấn Độ
Giá cây cúc tần Ấn Độ
Cây có giá khoảng 35.000vnd/bầu, rộng khoảng 12cm. 1 bầu thường có 3 đến 5 cây, dài từ 60 đến 100cm. Tuy nhiên giá cây có thể chênh lệch ở những nơi bán khác nhau. Nếu bạn có nhu cầu mua cây có thể liên hệ đến Cây Cảnh Đẹp 24h nhé!
Giải đáp một số thắc mắc về cây cúc tần Ấn Độ
Cây cúc tần Ấn Độ bị vàng lá vì sao?
Nguyên nhân làm cây bị vàng lá là do thiếu nước hoặc thừa nước. Thời gian đầu khi trồng rất dễ làm cây bị vàng lá. Vì thế nên trong 1 tháng đầu tiên bạn nên chăm sóc cẩn thận. Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh chế độ tưới nước.
Cúc tần Ấn Độ có sâu không?
Cây cúc tần Ấn Độ được biết tới là cây trồng cực dễ chăm sóc và ít bị sâu bệnh. Thỉnh thoảng bạn chỉ cần dọn lá vàng quanh gốc, cắt tỉa cây gọn gàng sẽ giúp cây thông thoáng và khỏe mạnh.
Cây cúc tần Ấn Độ có độc không?
Nhiều gia đình có tâm lý trồng cây nhằm phải cây độc sẽ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Cây cúc tần là loại cây có hàm lượng độc tố thấp. Vô tình ăn phải nếu năng có thể bị ngứa và nôn mửa. Chính vì thế bạn nên để xa tầm tay trẻ em.
Mua cây cúc tần Ấn Độ ở đâu?
Với những ưu điểm trên cây cúc tần Ấn Độ đang bày bán khá nhiều nơi. Để mua được cấy chất lượng với giá tốt mình khuyên bạn nên đến ngay Cây Cảnh Đẹp 24h. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm sẽ mang đến bạn những sản phẩm chất lượng.
Cam kết bảo hành trọn đời cây. Hỗ trợ khách hàng 24/7 nên bạn hoàn toàn có thể an tâm. Nào giờ thì còn chần chừ gì mà không nhanh chân đến ngay với chúng tôi để tìm hiểu về các loài cây tại đây.
Website:https://caycanhdep24h.com/
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.