Từ xa xưa, trong thời kỳ đánh giặc ngoại xâm, người Việt ta không còn xa lạ gì với CÂY TẦM VÔNG. Cây như một vũ khí lợi hại đã giúp nhân dân ta chiến thắng được kẻ thù, giành được độc lập dân tộc, hòa bình ngày nay. Với những đặc điểm như thế nào mà cây lại lợi hại như vậy? Hãy cùng CÂY CẢNH ĐẸP 24H tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
CÂY TẦM VÔNG LÀ CÂY GÌ?
Contents
Khái niệm
Cây tầm vông là loài thực vật xuất hiện từ các tỉnh Kandal, Svay Rieng, Prey Veng và Mondulkiri. Ở nước ta trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Nam như Tây Ninh, An Giang, Bình Phước. Và cây này có nguồn gốc tại Đông Nam Á.
Đặc điểm
Cây tầm vông là loài cây có đường kính thân tầm 3-6cm. Thân không có gai nhọn. Vào giai đoạn trưởng thành cây có thể cao lên tới 7-14m và có khoảng 12-14 đốt. Cũng như tre, trúc cây này có thân mọc thẳng đứng và mọc thành bụi. Mỗi bụi như thế có số lượng cây lên tới 25-45 cây. Tính thời gian thu hoạch thì sau 2 năm từ khi măng mọc có thể thu hoạch được. Về đặc điểm của măng thì măng đặc ruột, có màu trắng ngà.
Ý nghĩa
Tầm vong có một lịch sử huy hoàng nên từ xưa nó đã gắn liền với con người Việt Nam. Người xưa đã dùng để chiến tranh nên nó cũng như là một vũ khí chiến đấu. Ngoài ra về giá trị phong thủy nó cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh, sự giàu sang. Nó thường được trồng ở những cơ sở kinh doanh bởi có sức hút và giúp các cơ sở thuận lợi buôn bán, có cơ hội thăng tiến. Ngoài ra còn biểu tượng cho sức khỏe, bình an.
GẬY TẦM VÔNG ĐÁNH GIẶC- LỊCH SỬ VỀ CÂY TẦM VÔNG
Lịch sử cây tầm vông
Nhắc đến tầm vong, nó cũng có một lịch sử huy hoàng, là một vũ khí đơn sơ, mộc mạc giúp nhân dân ta cứu nước. Theo sử sách, sau ngày 2-9-1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời thì chỉ sau đúng 21 ngày, thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai. Phía quân giặc thì với các vũ khí hiện đại tối tân như súng, đạn dược, máy bay. Còn quân dân ta chiến đấu chỉ với các vũ khí lạc hậu nhưng nhờ lòng yêu nước mà quân và dân ta vẫn anh dũng chiến đấu hết mình. Từ già trẻ trai gái, nông thôn hay thành thị đều kéo nhau đi với khí thế hừng hực, tay cầm giáo mác, gậy tầm vông.
Hình ảnh cây tầm vông từ xưa đã đi vào lịch sử kháng chiến chống quân xâm lược như một biểu tượng về tinh thần anh dũng của quân dân, sự quyết chiến quyết đấu của người dân Nam bộ. Ít ai có thể nghĩ rằng loại cây gầy guộc đó lại là một thứ vũ khí hữu dụng cho dân ta, nhưng lòng yêu nước cháy bỏng như thế của người dân thì họ có thể làm ra những vật dụng tưởng chừng là vô ích thành hữu ích. Cây tầm vông nghe chỉ đơn sơ vậy thôi chứ nó thật sự là một vũ khí rất lợi hại.
Gậy tầm vông đánh giặc
Qua tìm hiểu về lịch sử ta cũng hiểu rõ hơn về cây tầm vong trong cuộc chiến đánh giặc. Nó là một loài cây đơn sơ gầy guộc thế đó nhưng có một quá khứ cực kì huy hoàng. Nó đã góp phần giúp nhân dân ta chiến đấu để giành được độc lập, hòa bình ngày nay.
CÔNG DỤNG-CÂY TẦM VÔNG CHỮA BỆNH GÌ
Công dụng
Thời xa xưa công dụng chính của nó là làm vũ khí chiến đấu. Nay đất nước hòa bình thì công dụng chính thường biết đến đó là giúp thanh nhiệt, giảm sốt. Rồi có thể kết hợp với các loại trái cây để chữa sởi, loét miệng. Ngoài ra nó cũng được kết hợp cùng sả, bạc hà, lá hương nhu, khuynh diệp để chiết xuất ra tinh dầu, thuốc xông điều trị cảm cúm.
Cây tầm vông chữa bệnh gì ?
Như các công dụng trên thì chúng tôi nhấn mạnh hơn về tác dụng chữa bệnh của cây tầm vông. Cây này có thể chữa các bệnh như chữa loét miệng, thủy đậu, sởi khi kết hợp cùng trái cây. Rồi khi kết hợp với lá sả, khuynh diệp, bạc hà thì tạo thành loại thuốc dùng cho xông hơi điều trị bệnh cảm. Ngoài ra, cây tầm vông còn giúp hạ sốt, lợi tiểu, thanh nhiệt.
TRỒNG CÂY TẦM VÔNG Ở ĐÂU
Tầm vông là một cây dễ trồng, là cây chịu hạn tốt, không cần tưới nước. Thích hợp với mọi loại đất, chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt ở các vùng gò đồi, ven sông. Về phong thủy, cây tầm vông được trồng ở các lối đi, công viên hay ở những vùng đất lớn.
Một số sản phẩm được tạo ra từ cây tầm vông
CÂY TẦM VÔNG HỢP VỚI MỆNH GÌ?
Cây tầm vong phù hợp với tất cả các mệnh, không khắc với bất cứ mệnh nào. Người nào mệnh gì cũng có thể trồng cây này.
PHƯƠNG PHÁP TRỒNG VÀ CÁCH CHĂM BÓN CÂY TẦM VÔNG
PHƯƠNG PHÁP TRỒNG
Trồng cây tầm vông cũng có nhiều cách để nhân giống. Sau đây là một số cách nhân giống và quy trình của từng phương pháp:
Về cách nhân giống bằng hom gốc
Các bước tiến hành
- Đầu tiên phải tiến hành xử lý gốc hom, gốc hom không nấm rễ nhiều. Rồi chặt từ 70-80cm từ phần gốc. Xới lỗ gốc hom, dùng các vật sắc như thuổng sắc ở vị trí thân ngầm tách gốc cây mẹ ra. Sau đó đem để vào nước ngâm. Hãy nhớ rằng để hạn chế trường hợp giống cây bị héo thì ngâm phần củ ngập vào phần nước.
- Tiến hành trộn đất để ươm cây( phân chuồng đã phân hủy, rơm rạ cắt nhỏ, đất mặt với tỉ lệ 1:1:1). Và loại phần đất bám phía trên gốc hom. Sau đó ta đem ươm và chăm sóc, quan sát quá trình cây phát triển. Trong 6 tháng đầu cần phải ươm cây trong giàn che có bóng mát. Về cách nhân giống bằng chiết cành. Bước đầu tiên trong phương pháp chiết cành là cần phải chuẩn bị bầu. Để tạo ra một bầu đất chất lượng thì ta cần phải tạo ra một bầu đất, muốn có một bầu đất chất lượng thì ta cần phải trộn hỗn hợp với tỉ lệ 1:1 bao gồm đất mùn và rơm rạ, xơ dừa ủ mục. Đem hỗn hợp trộn với nước đến khi ta có một hỗn hợp mềm và dẻo.
Về cách nhân giống bằng cách chiết cành
Chuẩn bị
Sau khi chuẩn bị bầu cần chọn được các cành tốt, phù hợp cho phương pháp chiết cành. Cành cây được sử dụng phải là những cành không sâu bệnh, phát triển bình thường, cành đã có lá xanh và đều, các cành đã có cành con. Có ít nhất 2 mắt bên khỏe, cứng. Về đường kính trung bình là khoảng 2cm.
Tiến hành các bước
Phần hom của của cành chiết được chừa lại khoảng 30-40cm, lóng cuối cắt vát một góc 45 độ và chừa lại một đoạn khoảng 4-6cm. Phần ngọn của cành chiết cũng được cắt bỏ đi. Tất cả những cành hai bên cũng được cắt bỏ. Hãy dùng cưa cầm tay cưa chỗ sát thân cây 2 phần 3 đường kính gốc cành( phía trên gốc cành chiết). Để vết trên và dưới tạo thành một đường thẳng thì tiếp tục cưa phía dưới gốc cành với chiều sâu 2mm, làm sạch lớp bẹ quanh góc cành chiết. Rồi đưa túi bầu đã chuẩn bị lên phía đầu cành chiết, miệng túi bầu đặt đối diện phần đầu cành chiết, dùng sức để cành chiết được bọc bọc kính và phần đất dày khoảng 5cm. Dùng dây nilon giữ cố định phần bầu.
Sau một thời gian khoảng 20-30 ngày. Hãy kiểm tra nếu thấy cành hom đã ra rễ và bộ rễ phát triển( nhận biết bằng cách thấy rễ sẽ chuyển từ màu trắng đục sang màu vàng nhợt) thì bẻ cành chiết vào môi trường vườn ươm.
Môi trường vườn ươm cần chuẩn bị: là những nơi bằng phẳng, dễ thoát nước, mặt bằng được san lấp. Và làm sạch, chuẩn bị một giàn che có độ che từ 60-70%.
CÁCH CHĂM BÓN:
Về phân bón và tưới tiêu:
- Khi mới trồng đây là thời gian cần đầu tư nhiều công sức, chăm sóc cho cây để cây sinh trưởng tốt. Để tạo điều kiện cho sự ra rễ giúp cây hấp thụ được chất dinh dưỡng và tránh gãy đổ. Tưới nước cho cây 2 lần/ tuần. Đặc biệt, việc chăm bón phân cũng khá cần thiết bởi khi cung cấp đủ dinh dưỡng. Việc làm đó giúp cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt hơn và rễ nhanh bám vào đất, lá xanh tươi.
- Từ giai đoạn cây được 1 năm trở về sau: đây là giai đoạn bạn nên giúp cây hạn chế sự gẫy dổ bằng cách trồng xen vào những cây tán cao, thưa. Mỗi năm chỉ bón 2 lần phân cho cây.
- Giai đoạn đặc biệt nhất là lúc cây cho ra măng( 4-5 tuổi): lúc này ta cần bón NPK theo hướng dẫn. Hướng dẫn như sau cuối mua mưa bón độ K cao hơn N, đầu mùa mưa thì ngược lại bón N cao hơn K. Bón N sẽ giúp cây mọc nhiều măng và cây lớn nên ta bón nhiều N vào đầu mùa măng. Còn vào cuối mùa măng, ta nên bón nhiều K vì lúc này măng đã lớn, bón K giúp cây đỡ bị đổ ngã, chắc hơn.
Về sâu bệnh và cắt tỉa:
Cắt tỉa: khi cây tầm vông bị rụng lá hoặc nhánh cây bị mềm thì đây là lúc cần chăm sóc đặc biệt. Nếu cây xuất hiện các lá héo, vàng úa thì phải lập tức cắt tỉa. Cách cắt tỉa cho cây là cần tỉa bớt cho cây cách cây tầm 18-26cm. Giúp gốc cây thoáng ít sâu bệnh, cây phát triển tối ưu hơn. Đến lúc thu hoạch, cũng cần phải cắt cho sát mặt đất, để sau này nhánh mọc ra ngay gốc cây già thì không được để gốc cao.
Sâu bệnh: đây là một loại cây mạnh mẽ nhưng cũng sẽ bị bệnh sâu đục thân, xoắn, lùn. Để tránh được các bệnh này thì ta thường xuyên kiểm tra, có các biện pháp điều trị. Đầu tiên cần làm sạch phần gốc, rồi chặt những cât thấp yếu sâu bệnh.
Nhìn chung cách chăm sóc cây Tầm Vông cũng đơn giản. Nhưng nếu bạn muốn được tư vấn kĩ lưỡng thì hãy liên hệ với CAYCANHDEP24H.
GIÁ CÂY TẦM VONG
Chắn rằng với các công dụng hay ho của tầm vông. Ngoài làm cảnh, thì cây cũng mang lại hiệu quả cho rất nhiều gia đình. Vì vậy sẽ có nhiều người muốn sở hữu loại cây này. Nhưng các bạn vẫn chưa tìm ra các cơ sở hay chưa biết đến giá thành thì hãy tìm hiểu một số mẫu giá sau:
- Tầm vông giống với chiều cao 50-60cm: 25.000 đồng/cây
- Tầm vông giống với chiều cao 70-100cm: 35.000 đồng/ cây
- Tầm vông giống với chiều cao 150-200cm: 50.000 đồng / cây
- Tầm vông trưởng thành có thân với đường kính 10cm: 130.000/ cây.
CÂY TẦM VONG MUA Ở ĐÂU GIÁ RẺ
Nếu muốn mua cây với giá rẻ thì bạn hãy liên hệ với công ty CAYCANHDEP24H. Công ty chúng tôi đảm bảo luôn mang đến cho khách hàng những mẫu cây vừa chất lượng lại có giá thành phải chăng bởi quá trình hình thành lâu dài, kinh nghiệm lâu năm và quy mô lớn và với đội ngũ kĩ thuật có chuyên môn sẽ giải đáp, tư vấn những thắc mắc về cách chăm sóc của khách hàng. Đến với CAYCANHDEP24H bạn hãy yên tâm về chất lượng, khách hàng sẽ “ trả ít được nhiều” bởi chỉ cần bỏ ra một số tiền phải chăng nhưng nhận được rất nhiều lợi ích.
Xem thêm các loại cây khác:
Reviews
There are no reviews yet.