Với các đặc điểm hình đặc biệt, cỏ lá gừng rất thích hợp trồng trong sân vườn. Vài năm trở lại đây, rất nhiều gia chủ yêu thích và lựa chọn loài cỏ này. Nhằm giúp mọi người có thể hiểu hơn cỏ lá gừng. Những thông tin chia sẻ dưới đây mong rằng sẽ giúp ích cho bạn.
Cỏ lá gừng là gì?
Contents
Có có tên khoa học là Axonopus Compressus. Cỏ có nguồn gốc từ Mexico, Hoa Kỳ và Brazil. Hiện tại, loại cỏ này rất được ưa thích và đưa vào sử dụng ở các nước châu Á, trong số đó có Việt Nam.
Ngoài cái tên cỏ lá gừng, loài này còn tên gọi khác là cỏ lá tre. Thuộc loại hòa thảo lúa cỏ. Đặc tính của dạng này là thân nhỏ, cành và nhánh bò sát mặt đất. Đó là lý do vì sao chúng có thể đan thành những thảm cỏ dày đẹp tự nhiên.
Về đặc điểm của lá, là lá đơn hình dáng bầu dục nhỏ và dài. Phần giữa bè ra và đầu nhọn. Tùy vào môi trường sống lá của cỏ có thể dài đến 20cm, có màu xanh bắt mắt.
Hoa có màu vàng nhạt, đầu hoa hơi ửng đỏ. Chúng có khả năng chịu năng cực tốt. Đặc biệt có thể sống ở những môi trường thiếu sáng. Thế nên cỏ thường được trồng ở công viên, biệt thự, đường phố hoặc các khu du lịch,…
Cỏ lá gừng có mấy loại
2.1 Cỏ lá gừng thân ngắn
Hoặc còn được biết đến như cỏ lá gừng giống Thái Lan hiện đang được ưa thích tại thị trường Việt Nam. Khi trồng cỏ bạn sẽ tiết kiệm chi phí tỉa thảm cỏ.
2.2 Cỏ lá gừng thân dài
Với cấu tạo là phiến lá dài hơn, loại cỏ này không được thịnh hành. Vì phải tốn quá nhiều thời gian lẫn chi phí cắt tỉa nếu cỏ được trồng dưới môi trường thời tiết tốt. Tốc độ sinh trưởng nhanh, kèm theo đó đặc điểm phiến lá dài, cao sẽ gây ra nhiều bất tiện trong sử dụng.
Đặc điểm cỏ lá gừng Việt Nam và Thái Lan
Tại thị trường Việt Nam hiện tại có hai loại giống cỏ được bày bán phổ biến nhất là cỏ lá gừng Việt Nam và Thái Lan. Cỏ lá gừng Việt Nam và Thái Lan mang các đặc điểm khác nhau rất rõ rệt mà bạn hoàn toàn có thể phân biệt được dễ dàng.
3.1 Màu sắc
Đối với cỏ lá gừng Thái Lan chúng có màu xanh đậm hơn và bóng hơn. Còn giống cỏ của Việt Nam thì màu xanh nhạt hơn và sáng hơn. Đạt tầm 85% so với những loại cỏ của Thái Lan.
3.2 Sinh trưởng, phát triển
Cỏ lá gừng Việt Nam: Phát triển theo xu hướng thân bò sát đất. Những đốt thân phát triển thành cây mới, mọc thẳng đứng lên trên vì vậy sẽ tốn thời gian cắt tỉa.
Cỏ lá gừng Thái Lan: Phát triển theo xu hướng các bẹ xếp chồng lên nhau. Từ đó tạo thành cụm xoè ra rất đẹp, thân bò ngang, ngắn nên không tốn nhiều thời gian cắt tỉa. Các cây con phát triển từ gốc cây mẹ, từ từ mới tách ra thành cây mới.
3.3 Kích thước
Khi đặt hai loại cỏ này ở sát nhau bạn sẽ thấy sự khác nhau vô cùng rõ rệt về kích thước của chúng. Cọng cỏ thường sẽ dài, to và lá nhọn. Trong khi đó giống Thái Lan thì đầu sẽ tròn và ngắn hơn. Kích thước của cỏ Việt Nam có thể lớn gấp 2-3 lần so với Thái Lan. Dù được được trồng trong cùng một môi trường thời tiết.
Ưu – nhược điểm cỏ lá gừng
Nhìn chung thì cỏ gừng có các điểm mạnh là có thể phát triển, sinh trưởng tốt dù ở đất nghèo dinh dưỡng. Độ che phủ mặt đất tốt, lại ưa ẩm cũng như trồng được trong khu vực bóng râm. Khả năng chịu được giẫm đạp cao và độ phục hồi nhanh chóng. Cỏ lại không đòi hỏi quá nhiều ở vấn đề chăm sóc, ít sâu bệnh.
Song nhược điểm của nó là lá cỏ dài và cao từ 8 đến 15cm. Nếu bạn muốn có một thảm cỏ đều và đẹp cần phải cắt tỉa thường xuyên. Thông thường 1-2 tháng sẽ cắt 1 lần để duy trì thảm cỏ bằng phẳng và đẹp. Cỏ thường có tác dụng nhiều để tạo cảnh quan hơn là trong nông nghiệp.
Ý nghĩa cỏ lá gừng
Có lá gừng sở hữu màu xanh mướt mắt. Mang biểu tượng của ý chí mạnh mẽ và lạc quan. Đem đến niềm hy vọng cho cuộc sống tươi đẹp.
Có lá gừng có tác dụng gì?
6.1 Ứng dụng cỏ lá gừng trồng cảnh quan sân vườn
Cỏ gừng là cỏ trồng sân vườn, có khả năng tạo thành thảm đẹp. Lá cỏ xanh tươi mềm mượt nên tạo cảm giác thoải mái khi nhìn.
Cỏ chịu giẫm đạp tốt, độ hồi phục cao; nên các hoạt động như chạy nhảy, đi đứng, nằm, ngồi trên cỏ không khiến chúng bị hư tổn nhiều. Chỉ cần đủ nước và phân bón cỏ sẽ xanh tươi trở lại.
6.2 Ứng dụng cỏ lá gừng để trồng taluy
Do thân cỏ to và chắc, lại có khả năng bò lan và đan thảm dày. Cỡ khoảng 3-5cm so với mặt đất. Rễ cỏ lan rộng cũng như bám chặt, giữ đất tốt. Nhờ đó giúp cho đất không bị sạt lở hay xói mòn.
Nên cỏ có thể cản trở dòng chảy mạnh của nước mưa. Chính vì thế cỏ được ứng dụng trồng taluy, khá hiệu quả và chắc chắn.
6.3 Ứng dụng cỏ lá gừng trồng Versicell – Mái vòm
Versicell nói một cách dễ hiểu là các vật liệu lót Chúng có tác dụng chống thấm theo công nghệ nước ngoài. Từ đó giúp hỗ trợ trồng cỏ trên những mái nhà hay sân thượng… Và cỏ gừng thích hợp với mục đích trồng tạo thành các mảng xanh trên cao. Do chúng dễ chăm sóc, lại hút được nước nên ít khi gây ra hiện tượng ngập úng.
6.4 Ứng dụng cỏ gừng trồng trong các cảnh quan
Ngoài sân vườn ra, cỏ gừng là một trong những lựa chọn tối ưu cho các không gian xanh. Những công trình kiến trúc hiện đại, theo xu hướng gần gũi với thiên nhiên. Có thể kể đến như bãi cỏ công viên, sân vận động hay các khu du lịch, resort nghỉ dưỡng…
Cỏ có mùi thơm non thoang thoảng mỗi buổi sáng và hoàng hôn. Thế nên lại càng được ưa chuộng nhiều hơn nữa.
Giá cỏ lá gừng là bao nhiêu
Cây cỏ gừng từ lâu đã được ứng dụng phổ biến trong các khu nghỉ dưỡng; khu du lịch, công viên… Ngày nay, cỏ gừng còn được nhiều gia đình lựa chọn để trang trí cảnh quan sân vườn. Loại cỏ này có lá xòe rộng ra như bông hoa màu xanh tươi mát rất đẹp mắt. Khả năng phục hồi rất tốt dù bị giẫm đạp mạnh.
Trong các loại cỏ cảnh sân vườn thì cỏ gừng có giá rẻ, chỉ khoảng 40.000-50.000 đồng/m2. Đây là mức giá phổ biến trên thị trường. Sẽ rẻ hơn nữa nếu bạn mua ở nhà vườn trực tiếp sản xuất cỏ gừng. Nếu bạn đang loay hoay tìm chỗ hãy đến ngay với Cây Cảnh Đẹp 24h bạn nhé.
Cách trồng cỏ lá gừng
Đây là việc đầu tiên cần làm khi trồng cỏ. Bạn cần chọn nơi uy tín để mua cỏ, lựa cỏ không quá già hoặc quá non. Cỏ non trồng dễ chết do rễ sinh trưởng chưa đạt yêu cầu. Còn cỏ già thì đan thảm lâu, thân lại yếu, sinh trưởng chậm.
- Xử lý đất trồng
Cỏ lá gừng khá dễ trồng vì thích nghi được với mọi môi trường sống. Tuy nhiên khi trồng vẫn phải xử lý đất kỹ lưỡng. Bằng việc diệt cỏ dại, mầm cỏ dại trước, thường là bằng phương pháp phơi ải kết hợp thuốc hóa học. Sau đó xới và làm tơi đất, tạo độ bằng phẳng cho đất.
Trộn thêm một lớp tro trấu vào đất cho cỏ phát triển tốt hơn. Với khu vực đất nhiễm phèn thì trước khi trồng nên rải 1 lớp vôi và phân lân để giảm đi độ phèn của đất, tăng thêm sức sống cho cây cỏ.
- Tiến hành trồng cỏ
Cách trồng cỏ gừng không có gì quá phức tạp. Chỉ cần tách bụi cỏ thành nhiều nhánh. Mỗi nhánh gồm 2 – 4 tốc rồi đem đặt xuống đất, phủ đất lên. Hoặc lấy dùi tạo hố rồi cho gốc cỏ vào.
- Tưới nước và rải xơ dừa giữ ẩm
Sau khi trồng xong bạn cần tưới nhiều nước cho cỏ. Lấy đầm nặng 3 – 4 kg đầm nhẹ lên, cho cỏ bám vào đất, tránh việc rễ bị nổi lên trên.
Tiếp đó rải 1 lớp xơ dừa để giữ ẩm lên. Xơ dừa cũng sẽ tự phân hủy để tạo thành lớp mùn tốt cho cỏ.
Cách chăm sóc cỏ lá gừng
Sau khi trồng cỏ bạn cần phải đảm bảo việc chăm sóc như sau. Tránh để cỏ bị héo.
-
Chế độ nước tưới
Sau khi trồng 1- 5 ngày: Phải tưới nước thường xuyên, mỗi ngày 3 lần vào sáng, trưa và chiều. Chú ý là vào buổi trưa trời nắng gắt phải tưới ẩm cho thảm cỏ lá gừng. Không để cỏ giống khô vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cỏ.
Từ ngày thứ 6 đến ngày 30: Tiến hành tưới nước ngày 2 lần
Sau thời gian 1 tháng: Tùy vào thời tiết mà điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Đảm bảo cỏ luôn có đủ độ ẩm.
-
Chế độ phân bón
Sau khi trồng được 7 ngày tiến hành bón phân Ure theo định mức 1kg/ 50 m² nhằm kích thích cỏ ra chồi non. Tới ngày thứ 25 thì tiến hành bón thêm một đợt phân Ure với định mức như trên. Duy trì bón Ure mỗi tháng 1 lần.
Sau khi bón phải tiến hành tưới đẫm nước cho cỏ. Trường hợp trời mưa thì không cần tưới.
Nếu cỏ có hiện tượng vàng lá sau khi bón phân hóa học thì ta bổ sung thêm phân vi sinh để cải tạo đất.
-
Cắt, tỉa cỏ
Tiến hành cắt tỉa mỗi tháng 1 lần tùy theo điều kiện thực tế, kích thích cỏ mọc lá non đảm bảo thảm cỏ luôn xanh tươi. Thực hiện nhổ cỏ dại định kỳ, đảm bảo vẻ mỹ quan cho thảm cỏ.
-
Phòng trừ sâu, bệnh hại cho cỏ lá gừng
Tổ kiến trên thảm cỏ: sử dụng thuốc trừ sâu hoặc tốt nhất là thuốc trừ sâu sinh vật
Ấu trùng bọ cánh cứng: thường ăn rễ cỏ và thu hút chim xuống rỉa cỏ. Có thể sử dụng chất hóa học nhưng tốt nhất nên sử dụng biện pháp sinh học bằng cách hòa nước với thuốc trừ sinh học
Ấu trùng của ruồi dài chân trên cỏ: Thường ăn rễ cỏ dẫn đến cỏ bị vàng úa hoặc nâu và thu hút chim ăn sâu phá hại cỏ. Sử dụng biện pháp phủ bao nilon lên bãi cỏ để thu hút ấu trùng nổi lên bề mặt và chim dễ dàng ăn chúng.
Nấm mốc nhờn ở cỏ lá gừng: Thường xuất hiện vào cuối mùa hè và mùa thu, chúng không quá gây hại.
Bệnh mốc trắng ở cỏ: Thường thấy vào mùa thu hoặc mùa lạnh, với hiện tượng là một lớp phủ trắng trên những đám cỏ vàng hoặc hơi nâu, chúng lây lan rất nhanh và phá hại bãi cỏ.
Bệnh gỉ sắt trên cỏ: thường lây lan rất nhanh, gây vàng cỏ. Bệnh không có hóa chất đặc trị, chỉ có thể ngăn chặn tình trạng lây lan bằng cách thường xuyên cắt tỉa và dọn sạch cỏ lá gừng đang bị bệnh.
Mua cỏ lá gừng ở đâu?
Có khá nhiều người thắc mắc, mua cỏ lá gừng ở đâu? Bạn đừng quá lo lắng, hãy liên hệ ngay với Cây Cảnh Đẹp 24h. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cây cảnh. Cam kết mang đến cho bạn những giống cây trồng tốt nhất.
Tất cả những loại cây, cỏ sân vườn tại caycanhdep24h đều được tuyển chọn vô cùng gắt gao. Cam kết mang đến chất lượng, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm. Không những vậy, quý khách hàng mua sản phẩm của chúng tôi đều sẽ được bảo hành. Điều mà rất ít địa chỉ có thể làm được.
Còn chần chừ gì hãy liên hệ ngay đến số HOTLINE 0359.269.569 để được nhân viên hỗ trợ tư vấn cỏ lá gừng nhé!
Xem thêm các loại cây sân vườn khác:
Reviews
There are no reviews yet.